Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

(phần tiếp) DU HỌC SINH KHI MỚI TỚI ĐÀI LOAN

     So với những bạn đã có kinh nghiệm chuyên nghiệp về giao tiếp tiếng Trung sẽ thuận lợi hơn cho giai đoạn đầu mới sang Đài Loan, còn với những bạn giống mình tự học ở trung tâm 1 năm, sau đó tự học ôn thi TOCFL hơn 1 năm (lúc học lúc không) trình độ không được bài bản thì sẽ rất áp lực trong khoảng 1 năm đầu tiên, vậy với trình độ tiếng Trung còn kém như thế, bạn cần phải làm những gì để tăng khả năng Nghe, Nói, Đọc, Viết một cách nhanh nhất, để theo "gần kịp" với các bạn học cùng lớp, yêu cầu của cô giáo và môi trường làm thêm? Sau 1 năm rưỡi du học, mình đúc rút được một số kinh nghiệm cá nhân như sau:


Chỗ ở:  Mặc dù đã là du học sinh ở Đài Loan, nhưng thông thường như trường mình học, Phòng quản lý sinh viên nước ngoài vẫn sắp xếp các sinh viên cùng nước sống chung với nhau, vậy thì lợi về mặt tinh thần nhưng hại về mặt lý trí.  
     Nói vậy vì ở cùng người Việt sẽ chỉ nói Tiếng Việt thôi, Tiếng không khá nhanh được đồng thời những vấn đề nảy sinh như ăn uống, sinh hoạt, học tập, thông báo của trường đôi khi phát sinh và tiện nhất là bạn sẽ hỏi người cùng phòng, chính vì thế khi mới vào ở hoặc trước khi kết thúc kỳ học đầu tiên (kỳ đầu khi nhập học thông thường trường đã xếp phòng thì không xin đổi được) bạn gặp thầy phụ trách để xin đổi phòng ở cùng người Đài hoặc SV Trung Quốc, Trong khi sống cùng cố gắng giao tiếp nhiều hơn, nếu họ không nói chuyện với mình thì cũng không cần bực (vì mình gặp phải rồi), ngồi nghe bọn nó nói chuyện với nhau, cũng học lỏm được không ít, chưa kể nghe nhiều thành quen. Năng lực nghe khá lên rất nhanh. 

Chỗ làm thêmĐa phần SV Việt Nam du học đều sẽ đi làm thêm, một số bạn học chương trình học tiếng bị cấm đi làm, mình không khuyên các bạn đi làm vì khi bị phát hiện hậu quả sẽ khôn lường.
Các bạn chỉ nên đi làm khi đã có thẻ đi làm trong tay hoặc đang trong thời gian đợi thẻ đi làm gửi về.
     Nhiều sinh viên VN hay tìm mấy quán nơi có người Việt làm việc để xin việc cho dễ, nhưng mình khuyên là không nên, hoặc có bạn bè người Việt làm cùng thì phải là công ty hoặc nhà hàng nhiều người Đài, khi làm việc mình bắt buộc phải giao tiếp với họ, thời gian đầu sẽ rất khó khăn, nhưng đừng vì thế mà  "im lặng" theo nghĩa đen, hãy nói nhiều hơn, nói sai nhiều vào, họ sẽ chỉ cho bạn đã sai ở đâu và nên nói như nào mới đúng. Qua một thời gian khoảng nửa năm, năng lực phản ứng trong giao tiếp sẽ tăng vọt như "sinh đẻ không kế hoạch". Có điều phần này cần bạn phải mạnh dạn, phải tự tin.

     Đối với người Đài Loan, phần đông họ sẽ rất tử tế và lịch sự bề ngoài, họ sẽ cười với bạn bất cứ lúc nào hai ánh mắt chạm nhau, thậm chí tỏ ra quan tâm và hỏi han rất nhiều về cuộc sống của bạn. Lời khuyên của mình là đừng tin những gì bạn nhìn thấy, nghe thấy, thậm chí cảm nhận thấy.
     Đôi khi gặp phải những trường hợp khiến trái tim bạn thổn thức, cảm khải hay biết ơn vô bờ, hãy bình tĩnh lại và nói lớn trong tâm khảm rằng ĐÓ LÀ KỸ THUẬT CHI PHỐI TÂM LÝ MÀ NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG ĐỂ ĐIỀU KHIỂN MÌNH ( có thể bạn sẽ nghĩ làm quái gì mà nghiêm trọng vậy). Nhưng ít nhất mình khuyên bạn không nên nhận những gì người khác đột nhiên cho không hay sự giúp đỡ của người khác trong khi bạn có thể tự làm nó, bạn nên giữ thái độ trung lập trong tất cả mọi tình huống, không nên tỏ ra quá thân thiết với một ai đó hay quá lạnh lùng với một ai đó. 

     Người VN mình thường đơn giản, nhưng người Đài Loan thì lại rất phức tạp, thế nên nếu bạn đơn giản quá trước sự toan tính  phức tạp của người khác, bạn sẽ thiệt thòi vào một lúc nào đó, lúc ấy bạn mới nhận ra thì trái tim bạn đã tổn thương đến nhỏ máu rồi.
     
    Mình không muốn khuyên bất cứ ai hãy sống "giả", mình khuyên bạn hãy giữ tâm hồn như bạn vốn có, nhưng chỉ với những người xứng đáng được bạn đối xử với tâm hồn trong sáng của bạn, những người bình thường khác trong một số hoàn cảnh bình thường như chỗ làm, chỗ học, thậm chí chỗ ở, nếu bạn cảm thấy họ không thể là tâm giao, là tri kỷ thì vẫn cần có khoảng cách về khoảng cách vật lý và tâm lý.

Đi họcThời gian đầu mình đã gặp stress rất nặng nề về vấn đề học tập, mình lên lớp nghe giảng chẳng khác nào "Đàn gẩy tai trâu", đọc tài liệu thì vô cùng chậm, cô hỏi thì không biết trả lời thế nào vì căn bản không hiểu. Áp lực ấy, bạn hãy cho nó là đương nhiên, đừng sợ hãi, đừng từ bỏ. 
     Có thể bạn đau đớn mỗi khi phải nghe ai đó giảng giải về thứ bạn không hiểu về cả nội dung và ngôn từ, có thể bạn đau đớn khi bạn muốn nói mà nói không thành từ, thứ mà bạn đang có trong đầu, thậm chí bạn sẽ muốn chửi thề tục tĩu nhất khi một câu nói tưởng chừng như đơn giản nhất bạn biết bạn có thể phát âm chuẩn chỉnh nhưng trong trường hợp cần bạn phản ứng với tốc độ giao tiếp thông thường thì bạn ĐÉO nói ra được, hay ngắc ngứ như gà mắc thóc. 

   Thế đấy, hãy chấp nhận những thứ ấy, hãy để bản thân bạn trải qua như cái điều bạn phải làm vậy, hãy nói với bản thân bạn rằng, KHÔNG SAO CẢ, MÌNH ĐANG HỌC VÀ RÈN LUYỆN, MÌNH CẦN THÊM THỜI GIAN, đó là cách mình đã làm, nếu bạn tự tha thứ cho sai sót của bạn, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều và sẵn sàng để tiếp nhận những sai sót lần sau, khi bạn dám chấp nhận SAI, bạn mới dám làm tiếp, như thế mới đạt đến cái ĐÚNG một cách nhanh nhất.      
     
    Hiện mình mới Du học được 1 năm rưỡi, các cụ vẫn nói "Vạn sự khởi đầu nan", khoảng thời gian vừa qua là quãng đường ghồ ghề nhất mình từng sải chân qua từ khi biết nhận thức cho đến giờ, mọi thứ mới chỉ vừa bắt đầu và mình tin rằng BẠN cũng vậy!    

     Chúc bạn có đủ dũng khí để không từ bỏ!

Racy Bùi

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

DU HỌC SINH KHI MỚI TỚI ĐÀI LOAN






    Du học Đài Loan trước đây là mong ước mình đã từng nghĩ là bước đi khó khăn nhất thời tuổi trẻ, và nếu bước qua được, mình nghĩ không còn khó khăn nào hơn mà mình không thể vượt qua.

   Những khó khăn mà một du học sinh phải vượt qua không chỉ là về mặt kinh tế và các thủ tục cần thiết để xin học bổng, để hoàn tất nhập nhập học tại trường ở quốc gia mình mong muốn, Điều khó khăn hơn hết đó là quá trình bạn thích ứng với cuộc sống học tập trong một môi trường mới, khác gần như hoàn toàn ở Việt Nam.

    Trong mục kinh nghiệm du học này mình sẽ gần như không đề cập nhiều đến phần chuẩn bị các thủ tục để xin Học bổng hay đi du học, mà chủ yếu là quá trình sau khi đã sang Đài Loan để bắt đầu cho hành trình du học của mình.

    Tuy nhiên, từ trường hợp các nhân của mình do Visa khi xin của mình chỉ được cấp ở dạng Visa Du lịch 2 tháng, cho nên sau khi sang đến Đài Loan mình lập tức lên Bộ Ngoại Giao và Sở Di Dân của khu vực Đài Chung ( Trường mình học ở Đài Chung) để hỏi cách đổi lại Visa Cư trú. Với điều kiện mình phải có tài khoản cá nhân tại Đài Loan từ 75000 Đài Tệ trở lên, cùng với các giấy tờ chứng minh là sinh viên của trường, Nộp lại giấy khám sức khỏe, vvv khác.

    Một mâu thuẫn xảy ra rằng nếu không có Visa cư trú thì sẽ không làm được thẻ cư trú, và không có thẻ cư trú thì sẽ không thể mở tài khoản cá nhân tại các ngân hàng ở Đài Loan, và thế là không đổi được Visa sang diện cư trú. Nếu bạn nào rơi vào trường hợp này giống mình thì đừng vội mất bình tĩnh. Bạn có thể sử dụng mã Tongyi pianhao 統一偏好mà nhà trường cấp cho đi kèm giấy thông báo nhập học để Nhờ ngân hàng linh động cho bạn mở Tài khoản, sau khi có được thẻ cư trú sẽ bổ sung sau (Ngay khi bạn đè cập nhân viên ngân hàng sẽ từ chối bạn, nhưng phải kiên nhẫn, nói với họ rằng cố gắng linh động cho trường hợp của bạn, và bạn sẽ có thể chấp nhận viết một lá đơn bảo đảm rằng những gì bạn nói là sự thật).

    Một khó khăn rằng bạn có đủ bảy vạn rưỡi Đài tệ để gửi vào ngân hàng? mình thì hoàn toàn không có. May mắn rằng mình hỏi mượn tất cả bạn bè cùng trường vừa quen biết trong thời gian hai tuần lễ để lo thủ tục, sau khi gửi vào Tài khoản cá nhân, mình đem bản gốc và bản in của Sổ ngân hàng đó đi đổi Visa sang visa cư trú, có được Visa cư trú mình mới có thể bắt đầu làm thẻ Cư trú, sau khi hoàn tất thủ tục làm thẻ cư trú, mình lập tức rút tiền ra và trả lại cho bạn bè. Không không nhớ nổi rằng mình phải lạch cạch đạp xe đi Ngân hàng, đi Bộ ngoại giao, đi Sở di dân và chạy lên xuống phòng hỗ trợ sinh viên bao nhiêu lần để giải quyết xong vấn đề đó, có những lần vừa đạp xe vừa khóc vì...Mệt! Nhưng sau lần đó, mình nghĩ rằng mình đã tự tin hơn rất nhiều khi hấu hết các giấy tờ của bản thân mình đều có thể tự làm được mà không cần nhờ phòng hỗ trợ sinh viên của trường làm giúp, vì thế mà mình biết Bộ ngoại giao ở đâu, Sở di dân ở đâu, Làm các đơn từ thủ tục như thế nào. Sau cơn mưa bầu trời xanh hơn là vậy!

    Rồi! Bây giờ cuộc sống của bạn với tư cách là một Du học sinh chính thức đã bắt đầu, khó khăn hơn, đến rồi đây!

    Mình muốn nói với bạn rằng, bạn không thể thở phào nhẹ nhõm được cho đến lúc bạn vượt qua khoảng hai kỳ học đầu tiên !!!

 
    
 Và sau những khó khăn trên, điều tiếp theo sẽ là làm thế nào để thích ứng với môi trường mới tốt hơn và vượt qua sự thích ứng với môi trường mới mà Bạn vẫn là Bạn, không để bị hòa tan trong dung môi của khác biệt văn hóa.

Chúc các bạn thuận lợi và mạnh mẽ cả khi điều không thuận lợi xảy đến! 

Racy Bùi

Sống như nào là sống thông minh và Hạnh Phúc?

Sống như thế nào là sống thông minh và để có cảm giác hạnh phúc? Triết gia người Đức David Prentch, tác giả cuốn sách Tôi Là Ai và Nếu Vậy T...